Ý nghĩa của tượng Thập Bát La Hán trong Phật giáo và phong thủy
Ý nghĩa của tượng Thập Bát La Hán trong Phật giáo và phong thủy
Tượng Thập Bát La Hán được xem là một trong những biểu tượng tâm linh của Phật giáo. Với mỗi vị La Hán là một ý nghĩa, hình tượng khác nhau.
Nguồn gốc của Thập Bát La Hán
Theo một số nhà nghiên cứu, Thập Bát La Hán được xuất hiện dựa trên tác phẩm “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trụ ký” của tác giả Đường Đại Huyền Trang. Ban đầu Thập Bát La Hán chỉ có 16 vị. Cũng chính là 16 người đệ tử được Đức Phật để lại nhân gian cho chúng sinh cung dưỡng và bảo vệ Phật hiệu.
Sau một thời gian, thuyết về 18 vị La Hán được khởi xướng, bắt nguồn từ con số 9. Bởi người ta cho rằng số 9 là một con số may mắn, mà bội số của 9 là 18. Vì thế 18 sẽ là một con số vô cùng đẹp, mang đến nhiều điều may mắn.
Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán
La Hán Tọa Lộc vốn tên là Tân-đầu-lô-phả-la-đọa, xuất thân từ dòng Bà-la-môn. Đây là một triều thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Đương thời, ngài quyết định xuất gia, rời bỏ triều đình vào rừng tu tập. Khi thành chính quả, ngài cưỡi hươu về triều khuyến hóa vua nên được tặng danh hiệu La Hán cưỡi nai.
Hình tượng Tọa Lộc La Hán đang ngồi trên lưng con Hươu nhìn rất thong dong, tự tại. Là minh chứng cho thành quả của khoảng thời gian tu luyện cực kỳ gian khó.
Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán
La Hán Khánh Hỷ vốn tên là Ca-nặc-ca-phạt-tha. Hay còn gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa. Ngài được Đức Phật khen là vị La Hán phân biệt thị phi trắng đen rõ ràng nhất. Xưa khi chưa xuất gia thì Ngài vốn là người rất tuân thủ khuôn phép, giữ gìn và ý tứ từ lời nói cho tới hành động. Sau khi ngài đã xuất gia thì lại càng trở nên khuôn phép hơn. Không bao giờ cho một ý nghĩ xấu xa nào khởi phát mà luôn nỗ lực tinh thần tu tập. Chính vì nhờ thiện căn sâu dày mà ngài đã tu thành chính quả La Hán rất nhanh chóng.
Tượng La Hán Khánh Hỷ thường được khắc họa với khuôn mặt tươi cười nhìn rất phúc hậu. Ngụ ý chúng ta cần khéo léo hơn trong việc đối nhân xử thế, loại trừ cái ác và luôn theo hướng thiện.
Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán
La Hán Cứ Bát có tên là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà. Ngài vốn là một đại đệ tử của đức Phật được giao phó trách nhiệm giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu.
Tại Nam Hải, quốc vương nước Tăng-già-la vốn không tin vào Phật giáo nên ngài đã tìm mọi cách hóa độ cho nhà vua cuối cùng về sau nhà vua đã cho tạc tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và hết lòng tin tưởng vào Phật pháp.
Vị Ca-nặc-ca được miêu tả lại với hình tượng tay luôn cầm một chiếc bát sắt để đi khất thực, du hành nên được gọi là La Hán Cử Bát. Được biết, khất thực là một việc không thể thiếu của một vị chân tu. Công việc khất thực này mang đến ý nghĩa của sự rèn luyện nhân nhục, kiên trì, từ bi.
Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán
La Hán Thác Tháp có tên gọi là Tô-tần-đà. Ngài vốn là người tu tập rất tinh nghiêm. Thường xuyên giúp người rất nhiệt tình nhưng lại ít nói chuyện. Ngài thường ít khi theo đức Phật ra ngoài và chỉ tinh xá quét sân hoặc đọc sách. Chính vì dành trọn thời gian tọa thiên nên ngài thành chính quả La Hán rất sớm.
Ngài là một trong những đệ tử cuối cùng của đức Phật nên đi đâu cũng cầm tháp nhỏ trong tay để ghi nhớ công đức của Thế Tôn cũng như pháp thân của Phật thường trụ mãi bất diệt. Cũng chính vì vậy ngài được gọi là La Hán Nâng Tháp.
Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán
La Hán Tĩnh Tọa tên là Nặc-cù-la hay Nặc-cự-la. Tương truyền ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi có sức mạnh vô song, cuộc sống chỉ có chiến tranh. Sau khi xuất gia theo Phật, ngài tu thành chính quả trở thành La Hán trong tư thế tĩnh tọa. Xưa kia, ngài vốn là một võ sĩ nên khi xuất gia vẫn vận dụng sức lực khi hành thiền. Ngài là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Ngài có hình ảnh như một vị thầy, tay cầm một chuỗi tràng và có một chú tiểu đứng cạnh.
Tĩnh Tọa La Hán thường được biết đến với ý nghĩa: đi trên con đường tu tâm chân chính, công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ, sức nhẫn nhục cao, nghiêm trì tịnh giới thì mới mang đến kết quả không thể thối chuyển.
Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán
La Hán Quá Giang có tên gọi là Bạt-đà-la hay còn gọi là Hiền bởi ngài được mẹ sinh ra dưới cây Bạt-đa tức là cây Hiền.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngài vốn rất thích tắm rửa. Mỗi ngày tắm rất nhiều lần có ngày tắm tới 10 lần nên dẫn tới mất nhiều thời gian cho việc tắm khiến công việc trễ nải. Việc này tới tai đức Phật nên đức Phật đã kêu ngài tới và chỉ dạy cách tắm rửa thiết thực. Bên cạnh việc tắm rửa thân thể cong phải tẩy rửa sạch trong tâm, loại bỏ các tham sân si để thân thể trở nên thanh tịnh. Nghe lời và thực hiện lời dạy của đức Phật nên chẳng bao lâu thì ngài đã thành chính quả và trở thành La Hán.
Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán
La Hán Kỵ Tượng có tên gọi là Ca-lý-ca. Xuất thân vốn là người chăn voi nên khi tu thành chính quả, để tưởng nhớ nghề nghiệp của ngài nên hình ảnh của ngài thường kèm theo một con voi đi cùng. Bên cạnh đó, ngài còn được gọi với tên khác là Sư Tử Vương Kala được vua Tần Bà Sa La rất kính trọng. Hình ảnh của ngài được thể hiện với tư thế ngồi thiền hoặc đọc kinh hoặc có thể là tay cầm lá.
Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán
La Hán Tiếu Sư có tên là Phạt-xà-la-phất-đa-la. Tương truyền khi chưa xuất gia thì ngài vốn làm nghề thợ săn, có sức khỏe phi thường, thể lực tráng kiện có thể nhấc bổng con voi bằng một tay hoặc ném con sư tử xa cả hơn 10m nên muông thú gặp ngài đều khiếp sợ. Sau này, khi đã xuất gia, ngài luôn nỗ lực tu luyện để đạt thành chính quả La Hán và bên cạnh ngài thường có một con sư tử quấn quýt bên cạnh. Nên người ta thường gọi ngai với biệt hiệu La Hán đùa Sư Tử.
Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán
La Hán Khai Tâm có tên gọi là Thú-bác-ca. Khi chưa xuất gia, Ngài vốn là người Bà-la-môn, khi nghe nói thân Phật cao một trượng sáu nên ngài không tin nên đã chặt một cây trúc dài đúng một trượng sáu để đích thân đọ Phật nhưng dù đo bằng cách nào thì đức Phật đều cao hơn khiến ông mới khâm phục và xin quy y làm đệ tử của đức Phật.
Tượng của Khai Tâm La Hán được khắc họa vạch áo bày ngực với ý nghĩa là hiển lộ tâm Phật. Điều này muốn nhấn mạnh rằng: đức tin trong ông bền vững, khó lòng thay đổi.
Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán
La Hán Thám Thủ có tên gọi là Bán-thác-ca. Tương truyền thì ngài vốn là một vị hoàng tử của tiểu quốc Kinota. Sau khi xuất gia thì ngài thường thích ngồi thiền bán già. Mỗi khi thức dậy thì ngài thường giơ tay lên cao hít một hơi dài vì vậy mà ngài được gọi là La Hán Giơ Tay.
Tượng Thám Thủ La Hán được khắc họa với đưa hai tay lên một cách sảng khoái sau quá trình tiền định. Hành động này biểu hiện của sự giác ngộ, tinh thần phấn chấn sau khi tu tập Phật Pháp.
Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán
La Hán Trầm Tư có tên gọi là La-hầu-la. Theo truyền thuyết kể lại thì ngài được sinh ra vào đúng lúc nguyệt thực nên còn có tên gọi khác là Chướng Nguyệt. Ngài là một trong những đại đệ tử của Phật, cha ngài là Thái tử Tất Đạt Đa – người là đức Phật sau này, mẹ là công chúa Da Du Đà La.
Ngài là vị Sa Di đầu tiên trong giáo đoạn của Phật, tuy nhiên khi là Sa Di thì ngài thường nhiều lần làm chuyện không đúng pháp nên được Phật răn dạy. Sau đó ngài đã tu tinh tấn tu hành, giữ nghiêm giới luật và thành chính quả La Hán. Sau khi thành La Hán thì ngài vẫn lặng lẽ tu tập nên đã được đức Phật khen tặng là Mật hạnh đệ nhất. Cũng từ đó mà ngài có danh hiệu La Hán Trầm Tư
Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán
La Hán Khoái Nhĩ có tên gọi là Na-già-tê-na hay còn gọi là Na Tiên. Theo tiếng Phận thì tên ngài có nghĩa là đội quân của rồng tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên. Ngài được sinh ra ở miền Bắc Ấn Độ. Ngài là một vị La Hán nổi tiếng về tài biện luận.
Khoái Nhĩ La Hán mang biểu tượng một con người có một cái miệng để nói nhưng có đến 2 cái tai để nghe, điều này mong muốn các bạn hãy học cách lắng nghe nhiều hơn. Đây là một biện pháp tu tập nhằm góp phần giúp chúng ta ngày một thông minh hơn.
Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán
La Hán Đại Bố tên là Nhân-yết-đà. Tương truyền ngài là một người bắn rắn ở Ấn Độ, ở đây vốn rất nhiều rắn độc hay cắn người nên ngài thường bắt chúng bẻ hết răng nanh độc rồi lại thả chúng lên núi. Hành động của ngài được xem như biểu trưng của sự từ bi. Sau này khi xuất gia đắc đạo người vẫn thường mang túi vải bên mình để đựng rắn.
Bố Đại La Hán được khắc họa với hình dáng mập mạp, bụng bự, mang theo một túi vải lớn như là hiện thân của nhân vật Bồ Tát Di Lặc. Hình tượng này hàm chứa ý nghĩa về lòng đức cao độ, giúp người của ngải. Mà trong Phật giáo, từ bi được xem là cốt lõi của mọi hạnh nguyện.
Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán
La Hán Ba Tiêu vốn tên là Phạt-na-bà-tư. Tương truyền, mẹ ngài vào rừng vãn cảnh gặp cơn mưa to dữ dội, trong lúc ấy bà đã hạ sinh ra ngài. Khi lớn lên, xuất gia theo Phật ngài thường thích tu trong rừng núi và thường đứng dưới các gốc cây chuối nên người ta gọi ngài là La Hán Ba Tiêu.
A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán
La Hán Trường Mi có tên gọi là A-thị-đa thuộc dòng dõi Bà-la-môn của nước Xá-vệ. Tương truyền ngài từ khi mới sinh ra đã có lông mày dài rủ xuống. Sau khi xuất gia thì ngài đã phát triển thiền quán và tu thành chính quả La Hán. Khi tu thành chính quả ngài vẫn du hóa trong nhân gian.
Khi nhắc đến tên của ngài là người ta nghĩ ngay đến sự từ bi, đức hạnh, dành trọn niềm tin cho Phật, là một nhân chứng sống cho các quý Phật tử.
Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán
La Hán Kháng Môn có tên gọi là Chú-trà-bán-thác-ca hay còn gọi là Châu-lợi-bàn-đặc. Theo truyền thuyết thì ngài được coi như một tấm gương mẫu mực về sự cần cụ nhẫn nại. Vốn là người không thông minh, không tiếp thu được Phật pháp nhưng về sau được đức Phật chỉ dạy ngài thực hành pháp môn quét rác với chiếc chổi trên tay. Chính nhờ sự kiên trì, quyết tâm thực hành lời dạy của đức Phật, ngài đã tu thành chính quả trở thành La Hán.
Tượng của Kháng Môn La Hán được khắc họa trên tay đang cầm một chiếc gậy được treo những chiếc chuông nhỏ ở phía trên. Được biết, đây là linh vật mà Phật đã trao tặng cho ngài với ý nghĩa trong quá trình đi khất thực không cần gõ cửa từng nhà.
Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán
La Hán Hàng Long có tên gọi là Nan-đề-mật-đa-la. Ngài ra đời sau đức Phật diệt độ 800 năm, tại nước Sư Tử. Ngài được coi là vị La Hán rất thần thông quảng đại có đạo hạnh nghiêm trang.
Hàng Long La Hán được khắc họa với dáng vẻ mạnh mẽ, đang chiến đấu với một con rồng. Theo truyền thuyết truyền lại có một lần toàn đảo Sư Tử đã bị Long Vương dâng nước nhấn chìm, rất may được Tôn Giả đã kịp thời ra tay cứu giúp nên được phong tặng danh hiệu Hàng Long La Hán. Ngài được biết đến là một vị Đại La Hán thần thông quảng đại, đạo hành rất nghiêm trang.
Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán
La Hán Phục Hổ có tên là Đạt-ma-đa-la hay còn gọi là Tần-đầu-la, người núi Hạ Lan, Cam Túc. Thuở bé thì ngài thường hay tới chùa để chiêm ngưỡng tượng 16 vị La Hán trong chùa. Ngài rất siêng năng lê kính đức Phật và theo một vị La Hán để học cách tu tập thành chính quả, nên chẳng lâu sau ngài đã thành chính quả La Hán. Tượng của Phục Hổ La Hán được khắc họa dung mãng, tráng kiện với hàm ý là với sức mạnh của Phật Pháp không gì là không thể thuần phục.
Nên mua tượng Thập Bát La Hán ở đâu ?
Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k. Mạ vàng Sao Mai luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm tính nghệ thuật.
Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất. Do nghệ nhân đẳng cấp Quốc gia Phạm Hoàng Điệp sáng tác với từng đường nét tỉ mỉ, tinh xảo.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI
Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM
Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)
Email: mavangsaomai@gmail.com
HOTLINE TƯ VẤN SẢN PHẨM QUÀ TẶNG, DỊCH VỤ MẠ VÀNG 24/7:
hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Kính gửi Quý khách hàng và...
5 BƯỚC QUY TRÌNH ĐẶT TRANH CHÂN DUNG MẠ VÀNG CAO CẤP! Bước...
Tranh mạ vàng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn...