Mai Quang Minh
0934.515.905
Nói tới nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến chạm khắc, trang trí trên sập gụ, tủ chè. Thế nhưng, bên cạnh đó nền nghệ thuật chạm khắc dân gian đồ sộ của người Việt còn được lưu giữ trên các ngôi đình, chùa, đền. Nằm rải rác ở mỗi làng quê vây quanh bởi luỹ tre xanh thầm lặng. Mà cho đến ngày nay chúng vẫn là những gì tinh tuý nhất góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nghệ thuật chạm khắc dân gian của người Việt rất đa dạng, độc đáo. Và luôn song hành với chạm khắc chính thống (hay chạm khắc bác học), tức nghệ thuật chạm khắc phục vụ cho cung đình, cho tầng lớp quý tộc.
Nghệ thuật chạm khắc dân gian và nghệ thuật chạm khắc chính thống không có sự phân định rõ rệt. Có chăng chỉ ở những chi tiết rất nhỏ. Như hình tượng con rồng gắn với vua chúa thì có 5 móng biểu hiện quyền hành của vua với 5 phương. Còn con rồng trong dân gian gắn với vũ trụ, với những ước vọng của người dân nên chỉ có từ 4 móng trở xuống… Hệ tư tưởng phong kiến thống trị có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật chạm khắc. Nhưng khi ảnh hưởng của nó đã suy giảm thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ.
Khác với các loại hình nghệ thuật khác như dân ca, tục ngữ ca dao được thể hiện bằng lời nói. Chạm khắc dân gian không thể hiện qua lời nói mà được thể hiện ở những hình chạm hoa văn. Về những biểu hiện của tự nhiên, của cuộc sống và những sinh hoạt thường ngày của người dân được thể hiện một cách rõ nét. Ta có thể nhận thấy nghệ thuật chạm khắc dân gian có một lịch sử phát triển khá phong phú với những hình tượng độc đáo về thiên nhiên. Về con người Việt Nam từng thời kỳ dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Từ thời sơ sử đến thời Lý-Trần, Mạc, Nguyễn… Mỗi thời kỳ họa tiết chạm khắc lại mang một phong cách đặc trưng riêng.
Vào thế kỷ 17, 18 chạm khắc dân gian phát triển khá mạnh và phổ biến. Với những chất liệu như gỗ, đá, đồng… Một loại hoa văn hầu như không thể thiếu vắng trên các bia đá thời kỳ này là hình hoa dây kiểu tay mướp leo. Ngoài ra còn có những hình hoa lá, cây cỏ, chim muông… Tạo nên không khí sinh động và vui nhộn.
Hoa văn, cây cỏ là đề tài xuyên suốt trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Sự hỗ trợ của cây cỏ đã làm cho ngôi đền, ngôi chùa, ngôi đình cổ trở nên ấm áp hơn, linh thiêng hơn. Cây cỏ trong tạo hình của thời nào cũng vậy, nó phản ánh đúng tư tưởng, tình cảm của người đương thời. Phản ánh những mơ ước cháy bỏng về một cuộc sống yên bình, no đủ.
Trong trang trí, tính chất dân dã thể hiện qua đề tài con người là sâu đậm nhất. Hầu như trong bất kể hình thức nào tính chất đó cũng được bộc lộ rõ ràng. Và khi đi vào cuộc sống thường nhật như: cảnh đánh cờ, chèo thuyền, đấu vật, ôm gà… Tất cả đều nói lên một giá trị điêu khắc rõ rệt. Với các khối được diễn tả căng no đủ trong một hình thức đơn giản, khái quát cao. Thể hiện tinh thần vui chơi, hồn hậu của truyền thống dân tộc.
Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k. Mạ vàng Sao Mai luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm tính nghệ thuật.
Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất. Do nghệ nhân đẳng cấp Quốc gia Phạm Hoàng Điệp sáng tác với từng đường nét tỉ mỉ, tinh xảo.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI
Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM
Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)
Email: mavangsaomai@gmail.com
hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Kính gửi Quý khách hàng và...
5 BƯỚC QUY TRÌNH ĐẶT TRANH CHÂN DUNG MẠ VÀNG CAO CẤP! Bước...
Tranh mạ vàng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn...