HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • Image

    Mai Quang Minh

  • Image

    Ngọc Nguyễn

Những “bảo vật quốc gia” của Việt Nam

Những “bảo vật quốc gia” của Việt Nam

Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử. Được Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo quản. Việc công nhận danh hiệu Bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Đến nay, Việt Nam có bảy bức tranh được nhân danh hiệu này.

“Bảo vật” Vườn xuân Trung Nam Bắc

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Một trong số các “Bảo vật quốc gia” tiêu biểu của Việt Nam, đó là bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm ra đời trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh, khởi đầu từ năm 1969 và hoàn thành năm 1989. Họa phẩm mô tả không khí ngày xuân và hình ảnh các thiếu nữ ba miền Trung, Nam, Bắc trong trang phục truyền thống, trẩy hội xuân với khung cảnh chùa chiền, cây cối.

Tác phẩm là sự tổng hợp mọi thành tựu trong nửa thế kỷ tìm tòi sáng tạo về nghệ thuật sơn mài. Đây là bức tranh có thời gian tâm huyết lâu nhất, ứng dụng nhiều đúc kết trong nghệ thuật, có kích thước lớn nhất và là một trong những sáng tác cuối cùng của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Năm 1990, tác phẩm được Ủy ban Nhân dân TP HCM mua để trao tặng cho Bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM. Tranh được trưng bày và lưu giữ tại đây từ đó đến nay. Năm 2013, Chính phủ công nhận tác phẩm là “Bảo vật quốc gia”. Gần đây, tranh bị phát hiện hỏng hơn 30% sau quá trình tu sửa. Vì không hiểu biết về nghệ thuật hội họa sơn mài, thợ sửa đã dùng nước rửa chén, bột chu, giấy nhám can thiệp quá mức bề mặt tranh.

“Bảo vật” Hai thiếu nữ và em bé của danh họa Tô Ngọc Vân

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

“Hai thiếu nữ và em bé” của danh họa Tô Ngọc Vân ra đời năm 1944. Tranh tái hiện không gian yên bình với hai cô gái ngồi tâm sự ngoài hiên. Bên cạnh là chú bé đang chơi đùa. Ba nhân vật được đặt trong bố cục tam giác, ở một khung hình dọc.
Cục Di sản Văn hóa nhận xét bức tranh là tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Mang phong cách riêng biệt của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Tác phẩm kế thừa phong cách tạo hình phương Tây nhưng mang tinh thần phương Đông qua những hình ảnh giản dị như tà áo dài, chõng tre, cây vông… “Hai thiếu nữ và em bé” hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Bảo vật” Em Thúy 

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Tranh “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943 bằng chất liệu sơn dầu. Đây là chân dung của một cô bé gần nhà ông. Trong tranh, Thúy ngồi trên ghế mây, trước tấm rèm hoa, hơi nghiêng người, tay nắm lại. Gương mặt sáng, bầu bĩnh làm nổi bật đôi mắt đen láy.

“Em Thúy” là tác phẩm chân dung tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Năm 2003, tranh từng bị xuống cấp. Sau đó được chuyên gia Australia – Caroline Fry – phục chế tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013.

Bức họa Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Bức “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” được Nguyễn Sáng sáng tác năm 1963, bằng chất liệu sơn mài. Ngoài giá trị văn hóa, thẩm mỹ, tác phẩm được đánh giá cao nhờ giá trị lịch sử. Tranh ghi lại chân thực hình ảnh cuộc kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, phản ánh tinh thần hào hùng, quyết liệt của cuộc chiến lịch sử của dân tộc – kháng chiến chống Pháp. Bức tranh góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu các giá trị lịch sử căn bản để dẫn đến thắng lợi lừng lẫy của chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Tác phẩm được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2013, hiện trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” của họa sĩ Dương Bích Liên

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Tranh “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” được Dương Bích Liên sáng tác năm 1980, lấy cảm hứng từ những ngày gần gũi Chủ tịch năm 1952. Tác phẩm khắc họa cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và con ngựa chuẩn bị băng qua dòng suối chảy cuồn cuộn với dáng vẻ ung dung. Bức vẽ cũng gợi không gian núi rừng với màu xanh bạt ngàn.

“Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” được vẽ bằng sơn mài, kích thước 99,8 x 180 cm, được công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2017, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Gióng” của Nguyễn Tư Nghiêm

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Tác phẩm này đã được họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác bằng sơn mài vào năm 1990. Với tạo hình anh hùng Gióng trong truyền thuyết. Nhưng lại được thể hiện bằng ngôn ngữ lập thể ảnh hưởng phương Tây. Bao gồm nhiều nét kỷ hà (những hình đơn giản như vuông, tam giác, tròn, kim cương,… hay các khối trụ, cầu). Ngoài ra, họa sĩ đan xen nhiều họa tiết, hoa văn vận dụng từ nghệ thuật Đông Sơn. Trên trang phục của Gióng và vũ khí rìu đồng, lá chắn ngực…

“Thanh niên thành đồng” của Nguyễn Sáng

 

Những "bảo vật quốc gia" của Việt Nam

 

Bức “Thanh niên thành đồng” là tác phẩm thứ hai của Nguyễn Sáng được công nhận là “Bảo vật quốc gia”, theo tài liệu của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, “Thanh niên thành đồng” sử dụng chất liệu sơn mài, hoàn thành năm 1978. Bức tranh độc bản mô tả cảnh học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình chống chiến tranh trong những năm 1960. Phản đối sự có mặt của lính Mỹ tại Việt Nam. Bìa trái là hai lính Mỹ tay lăm lăm súng chĩa về phía đám đông. Để nhấn mạnh tinh thần bất khuất của thanh niên. Trên mép tranh Nguyễn Sáng còn đề thêm hai từ tiếng Anh “Go home” và một từ tiếng Việt “Cút”.

Tác phẩm được tác giả chuyển nhượng cho Bảo tàng TP HCM năm 1980 và sau này chuyển giao qua Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM theo quyết định của Sở Văn hóa – Thông tin thành phố.

Một số sản phẩm Tranh đồng dát – mạ vàng đẹp tại Mạ vàng Sao Mai

Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k. Mạ vàng Sao Mai luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm tính nghệ thuật.

Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất do nghệ nhân đẳng cấp Quốc gia Phạm Hoàng Điệp sáng tác với từng đường nét tỉ mỉ, tinh xảo.

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI

Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM

Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)

Email: mavangsaomai@gmail.com

 

tranh sơn mài

 

HOTLINE TƯ VẤN SẢN PHẨM QUÀ TẶNG, DỊCH VỤ MẠ VÀNG 24/7:

hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729

Ngoài các sản phẩm có sẵn, bạn có thể đặt chế tác quà tặng theo yêu cầu thiết kế riêng với bất kỳ số lượng.
Sao Mai có showroom bán và trưng bày quà tặng tại: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM.

    Gửi bình luận

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Kính gửi Quý khách hàng và...

    5 BƯỚC QUY TRÌNH ĐẶT TRANH CHÂN DUNG MẠ VÀNG CAO CẤP!   Bước...

    Tranh mạ vàng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn...

    SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT

    Contact Me on Zalo
    0918654729