Mai Quang Minh
0934.515.905
Theo quan niệm, hàng năm cứ vào dịp 23 tháng Chạp, nhiều người dân đều cúng tiễn Táo Quân. Vị thần trông coi bếp núc về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong năm qua ở trần thế. Cùng với đó tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đầy đủ, chính vì thế nhu cầu sử dụng tượng đất Táo quân tăng cao.
Những ngày này, lò nung ở cơ sở làm gốm của ông Chín đỏ lửa suốt đêm. Cơ sở làm gốm của ông Chín cũng đông vui hẳn lên vì mỗi ngày đều có du khách đến tham quan tìm hiểu nghề làm tượng Táo quân vào dịp cuối năm, tiếng nhồi đất vang cả một góc sân nhà.
Nhắc lại câu chuyện làm tượng Táo quân từ gia đình của mình. Ông Chín nói với vẻ đầy tự hào xen lẫn một chút hoài niệm về nỗi lo mai một cái nghề một thời làm “cần câu cơm” của gia đình ông. Gia đình ông đã có 3 thế hệ làm gốm và theo những thăng trầm cùng với làng gốm Thanh Hà. Theo ông Chín, trước đây vào dịp cuối năm nhà nào cũng đỏ lửa làm tượng đất Táo quân. Thậm chí những người nhỏ tuổi cũng đã được truyền dạy nghề, bản thân ông cũng được gia đình truyền nghề làm tượng ông Táo khi còn nhỏ.
Ông Chín năm nay đã có thâm niên gần 40 năm trong nghề làm gốm. Cũng ngần ấy thời gian năm nào ông cũng làm tượng Táo quân. Hơn nửa đời người làm “bạn với đất sét” điều ông luôn trăn trở là vẫn chưa có người nối nghiệp giữ nghề làm tượng đất Táo quân. “Trước đây, ở làng gốm Thanh Hà có nhiều nhà khác cũng làm tượng đất Táo quân bán ra thị trường. Nhưng vì một số lý do như giá cả thấp. Sự xâm nhập của các loại tượng đất Táo quân ở nơi khác vào, lượng đặt hàng ít… nên nhiều người không giữ nghề” – ông Chín nói.
Ông Nguyễn Văn Tú – Chủ tịch UBND phường Thanh Hà cho biết. Làng gốm Thanh Hà có truyền thống đã 500 năm, hiện nay tại làng có 38 hộ dân làm gốm và dịch vụ trải nghiệm. Nghề làm Táo quân đã tạo ra một trong những sản phẩm tại làng gốm Thanh Hà. Nhưng hiện nay chỉ còn mình ông Nguyễn Văn Chín giữ nghề này.
“Sản phẩm Táo quân đặc thù theo mùa và chỉ gần Tết Nguyên đán người ta mới đặt hàng. Trước đây ở làng gốm Thanh Hà có rất nhiều người làm tượng Táo quân. Nhưng hiện nay do nhu cầu thị trường người ta ít sử dụng tượng Táo quân cho nên người dân chuyển qua hướng khác. Ông Nguyễn Văn Chín giữ nghề làm Táo quân đã góp phần làm phong phú sản phẩm của làng nghề. Hướng của địa phương là một mặt duy trì sản phẩm truyền thống. Thứ hai là phát triển gốm mỹ nghệ để phục vụ du lịch” – ông Tú nói.
Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k.
Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI
Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM
Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)
Email: mavangsaomai@gmail.com
hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Kính gửi Quý khách hàng và...
5 BƯỚC QUY TRÌNH ĐẶT TRANH CHÂN DUNG MẠ VÀNG CAO CẤP! Bước...
Tranh mạ vàng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn...