Mai Quang Minh
0934.515.905
Từ 5.000 năm trước công nguyên, loài người đã bắt đầu tìm ra vàng và đưa vào sử dụng. Ở Việt Nam, theo sử sách ghi chép, hơn 200 năm trước, vào thời Khải Định thứ 9 và Bảo Đại thứ 13. Hai cha con họ Cao là Cao Đình Độ và Cao Đình Hương đã được sắc phong danh hiệu tổ nghề vì có công định hình và khai sáng nghề kim hoàn Việt Nam. Để tưởng công lao của họ, ngày nay, vào tháng 2 âm lịch hằng năm, các nghệ nhân kim hoàn và những người kinh doanh vàng lại nô nức làm ngày giỗ tổ nghề.
Vị đệ nhất Tổ sư Cao Đình Độ sinh năm Giáp Thìn (1744). Tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân từ một gia đình nông dân. Thuở thiếu thời ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục Nho Giáo. Lớn lên ông làm nghề bịt đồng. Vào thời đó chúa Nguyễn nắm trong được nhiều mỏ vàng, đặc biệt là mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam.
Nhưng nghề kim hoàn ở nước ta mới phôi thai, dân ta chưa có ai thành thạo nghề này. Các vật quý, đồ trang sức của vua chúa hay quan lại đều phải thuê thợ kim hoàn người Trung Quốc làm. Những người thợ này, hoặc theo thuyền buôn sang thông thương, hoặc xin trú ngụ để hành nghề. Họ giấu nghề rất kỹ, không cho người địa phương biết để giữ độc quyền hành nghề.
Trong hoàn cảnh đó, niềm đam mê lớn trong người thợ trẻ Cao Đình Độ là muốn trở thành một người thợ kim hoàn xuất sắc. Để học được nghề, ông phải cải trang thành người Hoa xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội).
Năm Quý Mão (1783), quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân. Nên ông cùng vợ con men theo bờ biển vào Nam và dừng chân lập nghiệp tại làng Kế Môn (tỉnh Thừa Thiên Huế). Tại đây, ông đã truyền nghề cho con trai mình là Cao Đình Hương. Thừa hưởng đức tính thông minh của cha. Cao Đình Hương tiếp thu nghề kim hoàn một cách nhanh chóng và trở thành một nghệ nhân thành thục trong nghề tại Thuận Hóa.
Ngoài truyền nghề cho con, ông Cao Đình Độ còn truyền lại nghề cho một số học trò thuộc hai họ Huỳnh Công và Trần Mạnh. Về sau, hai họ này tiếp tục truyền nghề cho con cháu. Nhờ đó, Kế Môn trở thành một trong những làng chợ kim hoàn lớn nhất ở xứ Đàng Trong.
Về phần Cao Đình Hương, với mong muốn phát triển nghề kim hoàn Việt Nam. Sau khi cha mất, ông quyết định từ quan về quê nối nghiệp gia đình và thu nhận 6 đệ tử. Là Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền, Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo và Huỳnh Nhật.
Sau này, 6 đệ tử của ông theo lời thầy dặn chia làm hai hướng để truyền bá nghề kim hoàn trong thiên hạ. Ba anh em họ Trần ngược ra Bắc Hà, đến Thăng Long mở lò thợ bạc, thu nhận đệ tử. Ba anh em họ Huỳnh lại xuôi vào Nam đến Phan Thiết, mở lò dạy nghề. Sau khi truyền nghề ở phía Bắc, ba anh em họ Trần lại tiếp tục hành trình xuôi vào Nam đến Chợ Lớn và truyền nghề cho đệ tử khắp miền lục tỉnh. Chính điều này đã khiến nghề kim hoàn Việt Nam ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.
Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k. Mạ vàng Sao Mai luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm tính nghệ thuật.
Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất. Do nghệ nhân đẳng cấp Quốc gia Phạm Hoàng Điệp sáng tác với từng đường nét tỉ mỉ, tinh xảo.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI
Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM
Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)
Email: mavangsaomai@gmail.com
hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Kính gửi Quý khách hàng và...
5 BƯỚC QUY TRÌNH ĐẶT TRANH CHÂN DUNG MẠ VÀNG CAO CẤP! Bước...
Tranh mạ vàng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn...