HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • Image

    Mai Quang Minh

  • Image

    Ngọc Nguyễn

BÀI MỚI NHẤT

Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam

Nghệ thuật điêu khắc từ lâu đã xuất hiện và trở thành nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. Qua mỗi thời kỳ, những tác phẩm điêu khắc lại thừa hưởng những tinh hoa của giai đoạn trước và phát triển theo chiều hướng mới. Đem đến cho đời sau những di sản mang tinh thần nghệ thuật nhân văn sâu sắc.

Nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam

Trong các di sản nghệ thuật, văn hóa truyền thống của Việt Nam, điêu khắc là một trong trong những di sản, truyền thống có lịch sử phát triển liên tục và lâu dài nhất. Mỗi một tác phẩm điêu khắc lại mang những hình ảnh con người Việt Nam của từng vùng miền, từng thời kỳ khác nhau. Dù các tác phẩm điêu khắc đó ở dưới dạng thần linh hay con người thế tục.

Dù bị ảnh hưởng bởi hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa ở lân cận. Song, nghệ thuật điêu khắc của nước ta vẫn phát triển theo cái chất riêng vốn có. Từ sự giao thoa giữa các nền văn hóa và dân tộc cho đến quá trình lịch sử hình thành lâu dài của đất nước. Tất cả đã khiến cho hình ảnh của nền điêu khắc rất đa dạng.

Nghề thuật điêu khắc qua các thời kì phong kiến Việt Nam

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI LÝ (1010 – 1225)

Điêu khắc thời Lý khá tinh vi và cân đối, chủ yếu trên gốm và trên đá. Đề tài điêu khắc cũng rất đa dạng và độc đáo. Nhưng thường là các chủ đề về thiên nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc. Đặc biệt, hình tượng con rồng với nhiều nếp cong mềm mại, tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa.

 

nghệ thuật điêu khắc

 

Dựa trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm được khai quật và còn được lưu giữ đến hiện nay. Người ta chỉ thấy rồng được tạc dưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn. Những con rồng thân tròn và khá dài, không có vẩy. Thân người uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu tới chân. Tạo cảm giác hình tượng rồng rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây.

 

nghệ thuật điêu khắc

 

Đây là thời kì mà nền điêu khắc Phật giáo phát triển cực mạnh tại Việt Nam. Tại chùa Phật Tích ngày nay, vẫn còn lưu giữ tượng đá Phật A Di Đà ngự tại thượng điện chùa. Đây được cho là pho tượng cổ nhất ở miền Bắc nước ta, được công nhận kỷ lục Phật giáo. Bên cạnh đó, các phiên bản của pho tượng này đều xuất hiện ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật.

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI TRẦN (1225 – 1400)

Ở thời Trần, các loại hình nghệ thuật chủ yếu trên lĩnh vực điêu khắc và âm nhạc. Nghệ thuật điêu khắc thời Trần chịu ảnh hưởng cũng như tiếp nối từ thời nhà Lý. Tuy nhiên, cách tạo hình hiện thực khoáng đạt và khỏe khoắn hơn. Phong cách điêu khắc thời Trần mạnh mẽ, khái quát và quan tâm đến tính biến động của cấu trúc tổng thể hơn là hình mô tả. Nhờ vào sự giao lưu văn hóa rộng rãi cùng tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ.

Những công trình điêu khắc được thể hiện trong cung điện, chùa chiền, dinh thự và lăng mộ vua chúa. Điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ và tinh xảo hơn so với thời Lý. Đạo Phật thời nhà Trần vẫn thịnh hành mặc dù công trình chùa chiền không được đồ sộ như thời Lý. Điêu khắc Phật giáo hiện chưa tì được pho tượng nào. Nhưng vẫn còn lại rất nhiều bệ tượng đá hoa sen hình hộp.

 

nghệ thuật điêu khắc

 

Đầu rồng thời Lý và thời Trần rất giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt được bởi đầu rồng không có nhiều chi tiết phức tạp như thời Lý. Thân rồng vẫn giữ được dáng dấp như thời Lý. Hình rồng được chạm khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm. Các đường cong tròn nối nhau, khúc trước lớn, khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc một, có dạng hình răng cưa lớn, nhọn.

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI LÊ SƠ (1428 -1527)

Ở thời đại Lê Sơ, Nho giáo lên ngôi, Phật giáo bị đẩy lùi về các làng xã. Vì vậy, hình ảnh điêu khắc Phật giáo thời Lê Sơ rất mờ nhạt. Các tác phẩm điêu khắc ở thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ, nuột nà và cầu kì hơn thời trước đó.

Cũng giống như các thời kì trước, nghệ thuật điêu khắc vẫn gắn bó mật thiết với kiến trúc. Những tác phẩm điêu khắc của thời Lê Sơ thường được tìm thấy ở các lăng mộ. Đó là những tượng quan hầu, tượng con giống đá. Hay những hình chạm khắc trên các thành bậc cửa điện Kính Thiên, đàn Nam Giao trên các bia ở lăng mộ và bia tiến sĩ ở Văn Miếu.

Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi, trang trí hình rồng. Trên lăng của Lê Thái Tổ, hai mặt trên bán bia được chạm khắc hàng chục hình rồng lớn nhỏ. Hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam ở nửa đầu thời Lê vẫn có đặc điểm rất riêng. Còn ở nửa sau thời Lê, hình dáng mạnh mẽ của rồng trở thành hình mẫu chủ yếu.

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI LÊ – TRỊNH – TÂY SƠN

 

nghệ thuật điêu khắc

 

Đây là giai đoạn mà nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có nhiều biến động. Sau thời gian bị kiềm hãm do nội chiến kéo dài giữa Nhà Mạc với các quan lại họ Trịnh và Nguyễn ủng hộ con cháu nhà Lê, còn gọi là chiến tranh Nam – Bắc triều. Vào thế kỷ 17 – 18, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam bắt đầu phát triển lại. Với các tác phẩm còn lưu giữ đến ngày nay như Tượng Phật là Quan Âm “nghìn mắt nghìn tay” chùa Hạ (Vĩnh Yên), Tượng Phật Bà Quan Âm “nghìn mắt nghìn tay” chùa Bút Tháp (Bắc Ninh),… Và các tác phẩm điêu khắc trong đình làng như đình Phù Lão, Chu Quyến, Thổ Tang, Liên Hiệp, Hương Lộc,…

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI NGUYỄN (1802 – 1945)

Nhìn chung nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn chịu ảnh hưởng khá nhiều từ phương Tây. Điều này được thể hiện qua kiến trúc và điêu khắc trong lăng mộ của vị vua triều đại này.

 

nghệ thuật điêu khắc

 

Năm 1925, trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời. Mỹ thuật Việt Nam có bước ngoặt mới, hội hoạ với các nghệ sỹ có tên tuổi bắt đầu thay thế địa vị độc tôn của nghệ thuật điêu khắc cổ.

Một số sản phẩm tranh chạm đồng mạ – dát vàng đẹp tại Mạ vàng Sao Mai

mạ vàng sao mai

mạ vàng sao mai

 

Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k.

Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất.

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI

Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM

Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)

Email: mavangsaomai@gmail.com

HOTLINE TƯ VẤN SẢN PHẨM QUÀ TẶNG, DỊCH VỤ MẠ VÀNG 24/7:

hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729

Ngoài các sản phẩm có sẵn, bạn có thể đặt chế tác quà tặng theo yêu cầu thiết kế riêng với bất kỳ số lượng.
Sao Mai có showroom bán và trưng bày quà tặng tại: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM.

    Gửi bình luận

    TRANH MỪNG THỌ MẠ VÀNG- MÓN QUÀ Ý NGHĨA ĐỘC ĐÁO! Tranh mừng thọ...

    Ý NGHĨA TRANH TRI ÂN MẠ VÀNG! Tranh tri ân mạ vàng là một...

    Ý NGHĨA CỦA TRANH CÁ CHÉP MẠ VÀNG! Tranh cá chép mạ vàng có...

    SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT

    Contact Me on Zalo
    0918654729