Làng nghề sơn mài truyền thống Cát Đằng – Cái nôi của sơn mài Việt Nam
Làng nghề sơn mài truyền thống Cát Đằng – Cái nôi của sơn mài Việt Nam
Làng nghề sơn mài Cát Đằng, xã Yên Tiến thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có lịch sử trên 600 năm. Với danh tiếng nhất nhì trong các làng nghề sơn ở vùng Bắc Bộ. Qua các giai đoạn tồn tại và phát triển, đến nay những nghệ nhân ở làng nghề sơn mài Cát Đằng vẫn tiếp tục duy trì nghề truyền thống là sản xuất các sản phẩm sơn mài trên gỗ. Chủ yếu là các loại ngai, ỷ, kiệu, tượng, tranh… phục vụ sinh hoạt tôn giáo. Đồng thời phát triển nhiều mẫu mã sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt. Phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tương truyền, các đồ sơn mài lâu đời, vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… Chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra. Những người thợ Cát Đằng cũng tích cực đóng góp công sức trong việc xây dựng, trang hoàng nhiều di tích lịch sử văn hóa của đất nước, như Cố đô Huế, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đền Trấn Vũ…
Vấn đề giữ gìn và phát triển nghề sơn mài truyền thống ở Cát Đằng hiện nay
Từ nghề sơn mài truyền thống. Hiện nay ở xã Yên Tiến đã hình thành và phát triển song song ba chủng loại sản phẩm là: sơn mài truyền thống (sản phẩm chủ yếu là tranh, ảnh, đồ lưu niệm); sơn dầu (các loại đồ thờ) và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Các nghệ nhân Cát Đằng cũng đã sáng tạo ra cách làm sơn mài trên nứa. Một sự pha trộn giữa “cổ” và “kim”. Đây là sự kết hợp giữa kinh nghiệm lâu đời và chất liệu mới để tạo ra sản phẩm độc đáo, có tính thẩm mỹ cao. Ban đầu sản phẩm được dùng để xuất khẩu kèm với mặt hàng sơn mài sang Lên Xô và một số nước Đông Âu trước đây. Khi những thị trường này không còn, nghề cũng bị mai một dần. Tuy nhiên, nhiều nghệ nhân đã quyết tâm giữ nghề. Không ngừng nghiên cứu, thay đổi mẫu mã, chọn nguyên liệu mới để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Sau nhiều lần đúc rút kinh nghiệm, khoảng 5 năm trở lại đây, khách hàng mới thực sự thích thú với những mặt hàng mới này.
Dù là làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm. Cát Đằng cũng không tránh được thực trạng mai một như các làng nghề truyền thống khác. Do thị hiếu người dùng thay đổi và sự thụ động trong khâu tìm đầu ra cho sản phẩm khi phải phụ thuộc vào các khâu trung gian. Thu nhập của người dân làng nghề bấp bênh. Hình ảnh của làng nghề cũng chưa được chú trọng quảng bá tốt. Có thể nói, thương hiệu hiện vẫn đang là một trong những vấn đề nan giải ở làng nghề sơn mài Cát Đằng.
Một số sản phẩm tranh đồng dát – mạ vàng tại Mạ vàng Sao Mai
Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k. Mạ vàng Sao Mai luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm tính nghệ thuật.
Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất. Do nghệ nhân đẳng cấp Quốc gia Phạm Hoàng Điệp sáng tác với từng đường nét tỉ mỉ, tinh xảo.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT SX TM SAO MAI
Địa chỉ: 288A11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Q3, Tp. HCM
Hotline: 0918 654 729 – 0902 674 729 (Mr.Điệp)
Email: mavangsaomai@gmail.com
HOTLINE TƯ VẤN SẢN PHẨM QUÀ TẶNG, DỊCH VỤ MẠ VÀNG 24/7:
hotline: 0918 654 729 - 0902 674 729
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Kính gửi Quý khách hàng và...
5 BƯỚC QUY TRÌNH ĐẶT TRANH CHÂN DUNG MẠ VÀNG CAO CẤP! Bước...
Tranh mạ vàng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn...